Cây Sanh là gì?
Cây Sanh còn được gọi là cây Xanh, cây Gừa, có tên khoa học là Ficus Benjamina L có nhiều ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Lào,…
Ở Việt Nam, cây Sanh nằm trong bộ Tứ Linh cùng theo với cây Đa, cây Si, cây Sung, được ưa chuộng trồng làm cây cảnh bonsai trang trí có giá trị nghệ thuật cao.
Đặc điểm và phân loại cây Sanh
Đây là cây thân gỗ lớn cao trung bình từ 15-20m, có khả năng phân cành cao, trên thân hoặc cành thường là hình các u và các sống gờ do có khả năng sinh trưởng mạnh, nhiều cành lá, nhánh, lá cây xanh tốt.
Cây Sanh có rễ cây nằm dưới đất và hình thành từ cành hoặc thân. Rễ này hình thành nhiều trong mùa mưa. Đặc biệt, phần thân và cành cây Sanh dẻo dễ uốn, tạo thế đẹp. Lá Sanh dày, phân bố mật độ cao tạo phần lá xum xuê. Quả khi chín có màu vàng.
Về phân loại, tùy theo xuất xứ mà có các loại cây Sanh phổ biến sau:
- Cây Sanh Hải Hậu: có thân to, lá lớn, tán rộng và dễ tạo hình.
- Cây Sanh Nam Điền: có màu sắc tán lá mướt mắt và có thể linh động thay đổi theo thời gian.
- Cây Sanh Miền Nam: phổ biến ở vùng Tây Nam Bộ nước ta, có thân và tán lá nhỏ hơn. Khi đến độ tuổi trưởng thành, màu sắc cây sẽ thay đổi dần từ xanh sẫm sang trắng đốm.
- Cây Sanh lá mỏng hay Sanh mũi hài: loại này có lá nhiều nhưng lại rất mỏng. Phần lá khi còn non sẽ hơi trắng ngà, còn phần đầu lá sẽ uốn cụp vào theo hình mũi hài.
- Cây Sanh Thái Nguyên: phần lá khá to nhưng lại dẹt. Khi còn non hay trưởng thành, màu sắc lá vẫn xanh mướt tự nhiên và không chuyển màu. Đây cũng là cách để phân biệt 2 loại cây này.
- Cây Sanh Ninh Bình: Loại cây này sẽ có lá và thân cây đậm dần khi càng về già. Đặc biệt, cây phát triển không đồng đều giữa các tán lá, cây tạo hình trái tim đẹp mắt.
Tác dụng của cây Sanh
- Tạo cảnh quan, làm cây bóng mát: Tán lá cây Sanh xanh mát nên thường được trồng làm cây cảnh quan trong công viên, khuôn viên công sở, tạo cảnh quan cho sân vườn biệt thự,...
Cây cảnh bonsai, trang trí nhà cửa: Cây Sanh bonsai có giá trị nghệ thuật cao, mang đến vẻ đẹp sang trọng, bề thế.
Ngoài ra, trong toàn bộ cây đều có nhựa mủ, acid cerotic, chất sáp, dân gian dùng cây này để chữa ứ huyết do bị thương….
- Ý nghĩa phong thủy: Cây sanh có nhiều cành lá xum xuê, rậm rạp mang đến tài lộc, may mắn cho gia chủ. Ngoài ra, cây sanh còn có ý nghĩa tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở, sự hòa thuận của các thành viên trong gia đình.